Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Cái chuyện lảm nhảm chả bao giờ hết

1- Giàu nghèo :
Giàu hay nghèo thật ra nó cũng một phần là do phần số, nếu nói chung trên toàn thế giới thì giàu nghèo nó ở chỗ người xaì thoải mái đứa thì căn cơ mới đủ. Nhưng giàu nghèo của họ cũng là lao động mà ra tài sản, để rồi thừa kế lại cho con, cho dòng họ. Nó khác hẳn cái giàu nghèo ở Việt nam này xa lắc.
Nhớ lại cái thủa còn ở miền Bắc trước khi kết thúc chiến tranh, dân nghèo như nhau, khổ như nhau- kể cả tư sản còn giấu lại được ít tài sản thì cũng chả dám dùng, bởi dùng thì nó quy kết nhà giàu nó cho ở tù mọt gông! Lúc ấy chỉ có bọn Đảng to là ăn sung mặc sướng, đi tây đi u như đi chợ- nhưng chúng thật ra cũng chẳng dám công khai như bây giờ, chúng cũng còn biết sợ chút đỉnh mà giấu diếm. Hoặc có lẽ cái kiểu "triều đình cộng sản" là giống như kiểu tử cấm thành của thằng tàu nên dân đen ít ai biết về chúng.
Kết thúc chiến tranh, về Sài gòn hai năm đầu, với cái nhìn của một đứa trẻ mưới mấy thì đó là một xã hội giàu có, thật là giàu có vì thịt cá ê hề ngoài chợ, nhà ai cũng có thể mua ăn chứ không phải ăn thịt lợn cặp nách như ngoài bắc - tại vì chế độ tem phiếu nên tất cả thịt cá không hiện diện tự do ở chợ-  mà có thì chỉ là buôn lậu mới có, bắt được là coi như tiêu đời. Lúc ấy những người buôn lậu ấy bị gọi là con phe, và họ là tầng lớp bị chúng dạy cho tụi mình gọi họ là " cặn bã xã hội".
Ba năm sau chiến tranh, Sài gòn bị đồng hóa như kiểu miền Bắc, nhưng vẫn còn thịt cá. Cái đói đã đối mặt với dân Sài gòn chưa bao giờ biết thiếu đói. Đám nhỏ tụi mình cũng không ngoại lệ. Đói, đói và đói- càng đói càng sợ bọn nhà nước, hóa ra đói để trị cũng là một chính sách chính trị để quản đám dân đen.
Mở cửa- kinh tế thị trường và thời cơ cho bọn con buôn chính trị nắm cờ đến, cái đám giàu lên vật vã trong chỉ 10, 15 năm không cần lao động mà chỉ cần bán chữ ký là có tiền, bởi thế cái nền tảng văn hóa của chúng hoàn toàn rỗng nền, tạo nên một tầng lớp trọc phú mới coi tiền như rơm rác...Và càng lắm bọn giàu lên bất minh như thế thì đám dân đen càng bị đẩy vào cái vòng nghèo đói luẩn quẩn không thoát ra được. Nó gióng hệt như định luật bảo toàn năng lượng của Newton đã phát minh ra..." Tiền không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ bảo toàn dưới tay người này hay kẻ khác, hay bằng các dạng khác.."
Thế rồi dân đen đã nghèo thì làm gì có tiền để chi phí học hành hay tiêu pha, hưởng thụ cho nên chỉ còn cách duy nhất lấy vợ lấy chồng, đẻ con, nuôi con, kiếm ăn và hưởng thụ chuyện đẻ đái vô kỷ luật, tạo ra một lớp người nữa bị cuốn trong vòng thất học, nghèo đói và đẻ nữa, không thoát nổi...Bọn nhà nước đưa các biện pháp xóa đói giảm nghèo thực ra chỉ là một mảnh đất màu mỡ nhờ lòng từ tâm của người khác mà kiếm chác thêm trên đầu dân nghèo chứ nào phải biện pháp xử lý đến tận gốc rễ giúp dân nghèo?
Bọn giàu có thì thừa mứa vung tiền để mua oai, mua sĩ, cũng như mua gái , mua trai làm oai cho cái bản thân dốt nát chả có tí văn hóa nào, kiểu như ông nông dân đi tiệc xỏ chân bùn vào đôi giày hàng hiệu của Ý vậy.
Khi đồng tiền chắt chiu bằng mồ hôi mặn chát, người ta sử dụng đồng tiền một cách có văn hóa, có kế hoạch chi li chứ không phải vung vãi như những thằng trọc phú kia...
Khoảng cách giàu nghèo ở Việt nam về vật chất thì quả là vực thẳm giữa hai giới Giàu & Nghèo , không những thế , chứng vô cảm và ác độc tàn nhẫn nó nằm ở bọn giàu trọc phú cực nhiều, chứ đám nghèo họ càng san siu chia sẻ với nhau có khi chỉ là manh áo, tấm bánh hay đồng bạc. Khác hẳn những trò từ thiện háo danh của bọn giàu : làm từ thiện cho người khác để xả xui, hay để làm phúc kiếm lợi thêm, từ thiện của bọn nó chỉ là trò đầu tư tâm linh để kiếm tiền nhiều hơn, chứ dân nghèo làm từ thiện chỉ vì "ông đói, tui nhường ông chén cơm nhen.." Khác xa nhau một trời...
..........................
 Viết một lúc tự dưng nhức đầu , nản, bỏ đây đã..........


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét