Bộ y tế, bà bộ trưởng!
Thấy bà xuất hiện trên tivi, trên báo luyên thuyên nhưng thực tế bà chả có cái đầu để mà tính toán hay suy nghĩ ra biện pháp giải tỏa các điểm nóng của ngành y tế.
Thôi thì cũng là chuyện từ ngày xưa họ đã làm khá tốt, mình áp dụng lại cũng chả sao bà ạ.
Tui thấy cái hệ thống bác sĩ gia đình theo từng khu vực , kể cả được trả theo bảo hiểm y tế cho dù chỉ là bác sĩ gia đình khám và chữa bệnh đấy là một biện pháp cực hiệu quả để giảm tải và sử dụng hết công suất của bác siĩ cũng như người trong ngành y. Bà cứ luyên thuyên ba chi khươn chung chung thì có 10 đời bộ trưởng cũng chã đẻ ra được cái chi mới cả. Quá tải vẫn hoàn quá tải.
Bà có biết không, khi có người bệnh, là cả nhà phải lao đao với cái hệ thống bệnh viện như bây giờ, bởi vì mọi nhu cầu cá nhân của người bệnh khi nằm viện đều không thể đáp ứng. Y tá ban ngày đông như kiến, tiêm chích truyền dịch, thay băng, vệ sinh vết thương cho bệnh nhân chỉ buổi sáng trong một vài tiếng, sau đó là chơi rông cho đến hết giờ ( khgu nội trú, khu ngoại trú chưa nói đến), hộ lý sáng sớm đi lau quèn quẹt bẩn thỉu mấy phòng bệnh xong, thay ga giường bệnh, khi cần thì đi dọn, hết giờ là xong, công suất không tận dụng được. Giờ chỉ cần y tá, hộ lý làm đủ 8 tiếng liên tục làm việc chứ không ngồi không chơi và thay ca là tốt nhất, tăng mức lương cho họ từ tiền viện phí của người bệnh. Y tá, hộ lý tính toàn sao cho đáp ứng phục vụ cho bao nhiêu bệnh nhân, kể cả nhu cầu cá nhân cơ bản của bệnh nhân thì tự khắc cái lượng người trong bệnh viện sẽ giảm, thay vì một bệnh nhân phải có đi kèm ba người nhà chăm sóc chạy loay hoay thì chỉ có bệnh nhân thôi là không gian bệnh viện đã trống đi khá nhiều, đỡ ô nhiễm, đỡ cáng đáng đáng thêm nhưng việc phục vụ công ích dọn đồ thải của 4 người thì chỉ còn 1.
Và hệ thống bác sĩ gia đình theo khu vực sẽ chữa những bệnh nhẹ, vừa tại gia, đỡ tốn tiền chi phí đi lại bỏ việc chăm sóc người ốm ở bệnh viện,. Tính kỹ ra, tiết kiệm tổng chi phí phải lên đến 30% cho mỗi ca bệnh.
Nằm bệnh viện ở Việt nam hiện thời mà không có người chăm quả là cực hình, mà có khi chết như chơi. Ví dụ tui nằm, ngại không muốn làm khổ người nhà, thì tui phải tự thân vận động cho nhu cầu toilet, mang cái cây truyền đi long nhong vào toilet, chứ y tá thì khỏi kêu nổi, kêu cũng cả tiếng sau chúng mới ghé mắt đến.Chờ chúng thì ỉa ra quần. Vậyđoó. Những cái mối có thể gỡ của ngành y có thể xem xét từ những khía cạnh rất đơn giản vậy thôi, gỡ rối thì phải lần từ đầu sợi bà ạ. Chứ cái vĩ mô mà bà tuyên bố láo nháo chả giải quyết được cái chó gì...
Ngay từ khi vào học nghề Y, đã phải có chính sách cụ thể cho các bác sĩ tương lai từ bác sĩ điều trị cho đến bác sĩ nội trú, bác sĩ bệnh viện thế nào là phải thỏa thuận từ đầu với các sinh viên, ký vào đó, cứ thế mà làm, vậy còn thằng nào chạy chọt hay làm bác sĩ đồ tể được nữa?
Mấy bữa rày coi báo thấy bà nhảy đi làm ba cái chuyện tào lao thị sát mà thấy nực cười, cái cần phải giải quyết từ gốc thì không làm, tào lao mía lau!
Toàn một đám dốt thế này, uổng cho mấy người bác sĩ chân chính thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét