Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2008

Thư gửi mấy đống chí!

Thư gửi các đồng chí công an- mật vụ vẫn săm soi bờ lốc tui và các bạn

Thưa các đồng chí,

Xin phép được gọi bằng đồng chí cho nó “quan huyện” à quan trọng!

Tôi viết thư này có đôi điều tâm sự với các đồng chí. Biết rằng các đồng chí được học hành huấn luyện để bảo vệ an toàn, an ninh cho dân và xã hội và bảo vệ đảng của các đồng chí, đó là hai vế cân bằng trong nhiệm vụ của các đồng chí, nhưng theo nhận xét chủ quan của tui thì tui thấy các đồng chí nghiêng tới 175 độ về vế thứ hai, chứ còn vế một chả là cái đinh rỉ gì với các đồng chí, mặc dù vế thứ nhất đóng góp toàn bộ tiền nuôi sống các đồng chí. Mặc dù có cơ quan điều tra trong tay thế nhưng các đồng chí hầu như không phát hiện các vụ tham nhũng của vế 2, các ĐC chỉ toàn chỉa chỉa vế một hòng kím thêm “bổng lậu”. Còn vế hai các ĐC giả lơ: không nghe không thấy: Một kịch bản tương tự đang diễn ra ở VN song với một khác biệt cơ bản. Ở VN, tuy đất đai là của Nhà nước chứ không thuộc sở hữu tư nhân, song nhờ (vì?) được qui hoạch nên một phần không nhỏ diện tích đất qui hoạch lọt vào tay một số chủ dự án cùng một số quan chức và đó chính là cái “rốn” của vấn đề.

Khi kinh doanh được hậu thuẫn bởi quyền lực thì đó không còn là kinh doanh cũng chẳng còn là quyền lực, mà là tham nhũng. Và từ cái gọi là kinh doanh đó mà “tay trắng thổi thành cơm”, rồi thì tiền đẻ ra tiền. Nhiều đến nỗi một anh tư vấn địa ốc nước ngoài “giả nai” than: “Chẳng biết tiền ở đâu ra?”!

Thật ra, vấn đề ở chỗ có một khối lượng tiền bạc nằm bên ngoài tầm với của các công thức về khối lượng tiền tệ, tuy vẫn nằm trong các khối M1, M2 (các khối lượng tiền tệ ký thác) lẫn trong khối M3 (tiền tệ lưu hành). Có người bảo tiền đó từ Việt kiều về mua nhà, song đó vẫn chỉ là thiểu số. Có người bảo là do hiện tượng “bình thông nhau” giữa thị trường chứng khoán và địa ốc, nhất là bên chứng khoán đang khó khăn... Song tiền chứng khoán đổ sang cũng mới chỉ là nguồn tiền “thứ cấp” chứ chưa phải là nguồn tiền “nguyên thủy”. Tổng khối lượng tiền tham nhũng là bao nhiêu? Có “ông thiên” mới biết! Nếu bảo tổng số tiền tham nhũng bằng tổng số tiền Thanh tra Nhà nước phanh phui thì đó chỉ là cái chóp của phần nổi tảng băng.

Nếu tạm gọi khối lượng tiền tham nhũng đó là Mtn (tn là tham nhũng), sẽ thấy chính Mtn đó là khối lượng vốn “hoành tráng” nhất tham gia các vụ “đầu tư”, nhất là đầu tư địa ốc. Gọi là “hoành tráng” hơn mọi nguồn tiền khác ở chỗ đây là một “suối nguồn vô tận”, hằng năm được chôm chỉa từ ngân sách, hằng ngày được “nhập tài khoản” bằng các thỏa hiệp xin - cho trong mọi lĩnh vực. Kinh doanh cũng như đánh bạc, anh nào trường vốn anh đó thắng. Tiền đẻ ra tiền là từ đó và ngày càng đẩy giá nhà đất tăng phi mã, không phải do cầu tăng mà do “khả năng tài chính” của các “nhà đầu tư” này hầu như là “vô tận”. Trường hợp các cựu quan đầu quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn ở TP.HCM xộ khám vì “buôn chữ ký” là hai trong biết bao thí dụ tiêu biểu.

http://www.tuoitre.com.vn Nói có sách mách có chứng nhá

Sao các đồng chí không dùng cái sự học của các đồng chí mà đi điều tra moi cho bằng được cái gốc tham nhũng - nguồn cơn của bao bất công xã hội, bất bình của bao người- để mà trấn áp mà lại cứ hở ra là “vinasoy” mấy mụ, mấy thằng dám nói trực diện vào mặt xấu xã hội giúng tui? Của đáng tội, tui cũng muốn mánh mung kiếm tiền lắm đấy chứ, chỉ mỗi tội, mánh mung hối lộ được việc mình thì thì cái tâm tui nó không yên, ngủ toàn ác mộng nên tui hổng làm, mà làm lương thiện thì lại nghèo, nên hay ngứa mỏ, thấy gai là sực liền, mấy đồng chí vào đọc bờ lốc tui đâm ra khó chịu lại biểu tui “Cứ là hay nói xấu chế độ”. Tui thấy buồn vì các đồng chí chả “công minh liêm chính” như khẩu hiệu mấy đồng chí hay hô nên tui đành phải viết thư này than thở vậy! Vì biết chắc các đồng chí sẽ đọc nên hôm nay nhân chủ nhật nhàn hạ tui viết lá thư này gửi các đồng chí đọc chơi!

Kính

Hồ Lan Hương.

Bấm vào đọc tiếp ...

nền kinh tế phát triển

Chủ Nhật, 17/02/2008, 03:32 (GMT+7)

Chuyến hàng cứu trợ đầu tiên đến Quảng Bình:

Mong manh những phận đời trong giá rét

TT - Trưa 15-2, báo Tuổi Trẻ đã đưa chuyến hàng cứu trợ khẩn cấp đầu tiên gồm 100 bộ quần áo ấm, vượt hơn 180km đường đến với trẻ em nghèo tại bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện miền núi rẻo cao Minh Hóa (Quảng Bình).

Mấy ngày nay các em được nghỉ học ở nhà sưởi ấm vì trời quá rét. Khi chúng tôi đến, anh Đinh Gia Tuyết - bí thư Huyện đoàn Minh Hóa - phải nhờ cô giáo Phan Thị Thanh Thìn tới từng nhà gọi các em ra trường học nhận quần áo ấm. Nhiều em trong giá rét 10-11OC nhưng vẫn phong phanh manh áo mỏng. Giá lạnh vậy mà nhiều em trai chỉ mặc quần đùi.

Cái rét miền rẻo cao làm da thịt chúng tím tái cả lại thấy thương quá. Mặt đất lạnh như băng nhưng nhiều em vẫn đi chân đất. Cô giáo Thìn nói trong nỗi buồn: "Quanh năm các em đều như rứa cả. Với các em, mùa lạnh cũng như mùa hè, chỉ duy nhất bộ quần áo mặc đi mặc lại. Nhiều nhà buổi sáng chị đi học, buổi trưa về cởi bộ áo quần lành ra cho em mang đi... Tội nghiệp lắm".

Người dân bản Ka Ai như đổ ra hết trên sân trường để xem con cái mình có tấm áo mới trong tiết trời giá lạnh. Ai cũng mừng ra mặt. Nhiều người vội vàng khoác tấm áo ấm mới dày hơn lên mình con như cố bù lại những ngày chúng phải chịu đựng giá rét. Người thì gọi con về kêu anh, em ra nhận. Cô bé Hồ Thị Khao (5 tuổi) và Hồ Thị Táo (7 tuổi) cứ mân mê bộ áo quần mãi. Bé Hồ Thị Làn đến nhận quần áo mới trong chiếc áo mỏng manh loang lổ màu úa và chiếc quần ngắn cũn, người run lên trong giá rét và gió núi thổi ù ù. Anh Hồ Thái, bí thư Xã đoàn Dân Hóa, thấy cảnh các em mặc ngay bộ áo quần vào người để chống rét đã thốt lên: "Mấy tuần rồi trời rét lắm, nếu các em có được bộ quần áo như ri mà mặc thì đỡ biết mấy. Nay thì may quá rồi".

Anh Đinh Nhâm dắt con trai ra nhận áo quần cũng thấy vui lắm. Anh bảo: "Miềng chộ (mình thấy) rứa cũng ưng cái bụng thiệt rồi. Mai mốt con miềng có áo mới ấm để đi học lại. Mấy hôm ni nghỉ vì lạnh rồi". Cu cậu được anh Nhâm mặc ngay bộ áo quần mới. Thích quá, cậu cứ chạy quanh khoe với bạn, dù các bạn cũng đang mang trên mình áo mới.

Chị Hồ Thị Vẻ, chân ướt chân ráo từ nương về, cũng kịp kéo theo hai con nhỏ ra nhận áo. Anh Thái cho biết chị Vẻ là người nghèo khổ nhất trong bản Ka Ai, một mình chị phải làm lụng nuôi bốn con nhỏ. Bé Nịm theo mẹ đứng quẩn bên hông, run lập cập. Bé chỉ mặc một cái áo mỏng, đứt gần hết nút và không có quần. Chị Vẻ bảo: "Miềng không có ăn, có tiền mô mà mua quần áo đẹp cho con mặc".

Cô giáo Thìn tay trao áo, tay trao quần cho lũ trẻ, rưng rưng nước mắt nhìn các em xúm xít. Cô cho biết: "Trước tết trời lạnh quá, thương các em nên tôi đi xin được hai bao áo quần cũ về phát. Cái rách, cái lành mà cũng không đủ”. Ka Ai đã có quần áo ấm mới. Nhưng Ka Ai ngoài, Ka Ai trong, Si, Lòm, Cha Káp, Pa Choong, Bãi Dinh, Cha Lo... chưa có. Các em đang phải chống chọi cái rét như cắt dao vào da thịt bằng những tấm áo mỏng manh và cái ăn chưa đủ no mỗi ngày.

Tại bản Ka Định, anh Hồ Voóc ngồi trầm tư bên bếp lửa. Quây bên anh là hai con nhỏ. Nhà anh Voóc nghèo lắm. Trong căn lều tranh không có một thứ gì đáng giá... 50.000 đồng! Nhà nghèo nên hai đứa con anh chưa mấy lần được mặc áo quần mới trong đời. Chúng chỉ khoác hờ những tấm áo vá lem nhem đi học. Anh Voóc nhìn con trai đang ngồi hóng chuyện, nói thêm: "Nó cũng đòi mua áo quần để đi học, nhưng miềng mần chi có tiền để mua, chịu thôi".

LAM GIANG

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=243254&ChannelID=3

Vâng! Nền kinh tế Việt nam đang phát triển vượt bậc như các đồng chí lãnh đạo vẫn phát biểu trên Tivi.

Bấm vào đọc tiếp ...

Tình già lẩm cẩm

Hỏi trái tim tôi, tuổi 50

Còn rung động,

Còn tình yêu đôi lứa???

Hình như nó ngủ quên

Nơi đáy tim chôn giấu

Một tình yêu mong manh…

Một sợi chỉ long lanh

Đôi khi chùng lại

Và nhìn anh yêu thương

Một tia nhìn,

Một thoáng rung rung

Một đụng chạm đôi môi già cỗi

Chợt thấy tình yêu vẫn đâu đây

Nhưng…

Vẫn cảm giác cô đơn chiều thứ bảy

Tiếng keyboard lạch cạch viết một mình

Anh vẫn bên em hàng ngày hàng giờ

Đôi lúc tranh đua,

Giận hờn, mắng mỏ

Và lỉnh đi một mình- mặc kệ nhà anh

Tiếng chuông đổ dồn

Bật lên thờ ơ

“Em ở đâu? Đi về nào…nhỏ”

Nửa muốn đi ,nửa muốn về

Im im không nói

“Thôi mà nhỏ, anh biết lỗi rồi”

Và em lại về bên anh đó

Mặt lầm lầm, chả nói một câu

Anh ôm cún bảo rằng mẹ giận

Cún hôn mẹ đi ….

Em lại bật cười….

Ngày thường thì vậy

Thứ bảy anh đi chơi

Tới tối mịt tối mù

Em cô đơn trong xó

Và em lại lầm bầm

“Đồ ma toi bị dịch”

Như một thói quen

Anh không thể vắng em

Em không thể thiếu tiếng ngáy phì phò

Dù nó khiến em mất ngủ

Cứ thế ta sóng đôi mà bước

Gần hai chục năm rồi

Thật tình em chẳng biết

Chúng mình còn yêu không?

Em trách anh “ chiều bạn hơn em”

Anh lại bảo “ Đời nào lại thế”

Nhưng anh vẫn tận tuỵ với bạn bè

Mà bỏ lửng em ốm đau vật vã

Em ghét anh cái tính bao đồng

Nhưng ngẫm lại, em bao đồng gấp mấy.

Thế lại thôi, hết giận dăm hôm

Rồi hết chuyện, em khịa ra chuyện khác

Lại cãi nhau lại lửng tửng đi tìm

Em chả biết tình già nên lẩm cẩm????

Bấm vào đọc tiếp ...

Tản mạn đầu năm 2008

Tản mạn đầu năm 2008,

Theo như lời kể của Củ sâm, năm 1961 khi TT Park Chung Hee lên cầm quyền, đất nước Korea hoàn toàn chìm trong đói nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, người dân phải uống nước thay ăn, khoác thêm áo tơi chống rét. TT Park kêu gọi người dân hãy thắt lưng buộc bụng cùng chính phủ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở toàn bộ đường giao thông từ Bắc xuống Nam Korea, cầu, đường sắt, trồng cây gây rừng, cải tạo điều kiện phát triển từ môi trường đến giao thông nhằm dễ dàng đầu tư phát triển từ đô thỉ đến nông thôn. Người Hàn quốc nhắc đến ông như một tổng thống độc tài nhưng họ ngưỡng mộ và biết ơn ông ấy, tôi có hỏi mấy ông cụ trên 70 người Hàn rằng “thời đó có tham nhũng không?” họ bảo tôi rằng “Chúng tôi rất sạch, sạch từ chính phủ sạch đến dân.” Đất nước Korea lúc ấy đã xuất khẩu từ lính đánh thuê đến người lao động đi khắp nơi trên thế giới và những đồng tiền ngoại hối ấy được đem về đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và công nghiệp trọng yếu, giải quyết nhà ở cho dân với những quy hoạch tầm xa vài chục năm bởi những nhà tư vấn nước ngoài có uy tín thời đó.

Họ kể cho tôi nghe rằng lúc ấy sáng nào người dân cũng dậy từ tờ mờ sáng để ra quét dọn đường phố, nơi công cộng, ai xả rác đều bị phạt rất nặng và cộng đồng lên án đến phải xin lỗi trước cộng đồng. Ngày chủ nhật thì chính phủ kêu gọi người dân tham gia trồng cây bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, và làm những việc công ích do chính phủ kêu gọi. Lúc ấy cũng không ít lời phàn nàn, nhưng đến năm 70 thì họ đã được hưởng những thành quả do họ đóng góp công sức làm ra. Và tất cả trở thành một khối đoàn kết toàn dân quyết tâm đưa đất nước Korea thoát khỏi cảnh nghèo đói. TT Park chết năm 1973, ông Chun Do Hwan lên nắm quyền Tổng thống, suốt 12 năm cầm quyền, TT Chun đã kiên quyết đi theo con đường của TT Park đang đi, ông đẩy mạnh giáo dục lòng yêu nước của dân Hàn từ con trẻ tới người già: “Dân ta dùng đồ ta sản xuất!” để kích thích nền kinh tế nước nhà, và năm 80, Korea vọt lên tăng trưởng nhanh khủng khiếp về mặt kinh tế với những chính sách mở cửa cho thanh niên du học và đón họ về góp sức cho đất nước bằng những khích lệ vật chất và tinh thần lớn lao. Những bước đi rất vững chắc và trong sạch của chính phủ lúc ấy đã nâng Korea lên biểu tưởng con rồng Châu Á.

Nếu bạn có sang Korea, bạn sẽ thấy, người Hàn họ lao động chăm chỉ như những con ong mật, xuân hạ thu đông đều như nhau. Họ đoàn kết gắn bó với nhau thế nào, họ giúp nhau từng đồng, từng hạt gạo, và những người được giúp không hề ỷ lại, họ cố gắng làm việc gấp hai ba lần người khác để thoát khỏi cái nghèo. Và quan trọng họ không sính ngoại, họ chỉ thích dùng hàng của họ sản xuất ra. Đó cũng là một cách yêu nước.

Trở lại với đất nước Việt nam ta, một đất nước chỉ có một đảng cầm quyền thì chúng ta lại không thể là một khối đoàn kết bởi chính trong Đảng CSVN đã bị phân hoá, chia rẽ bè phái, sự phân rẽ này trở thành một sự phân tán trong chính phủ cai trị. Mạnh ai nấy chiếm cứ hùng phương một trời. Ai cũng cho mình là lãnh tụ cả, “thằng này dốt hơn tao” nên “tao” đúng “mày” sai - hậu quả là luật pháp, chính sách ban hành chồng chéo, dẫm đạp lên nhau gây biết bao hậu quả tai hại cho nền kinh tế nước nhà. Nhưng với cái tư duy làm chủ tập thể nên cuối cùng quả bóng trách nhiệm đá văng đi đâu mất, không “ông quan” nào chịu trách nhiệm hậu quả mình gây ra, nhưng thành tích thì lại vơ vào để biện minh cho những việc vơ vét vào túi riêng như kiểu “Đại công thần”.

Chính những quan chức chính phủ không làm gương tốt thì lấy gì mà kêu gọi dân chúng theo đuổi chính sách mình ban ra??? Quan chức không trung thực thì trách gì doanh nhân làm ăn không trung thực? Chính sách ban hành chỉ bóp nghẹt lấy ai muốn sống trung thực mà thôi, còn những kẻ khéo luồn khéo lách chung chi hối lộ vẫn sống khoẻ thì còn chi gọi là cái đạo dức xã hội nữa?

Hàng hoá thiếu chất lượng, hàng nhái, hàng giả vẫn cứ tràn ngập vì chung chi đủ là ngon lành xuất hiện trên thị trường, trách chi dân ta tin hàng ngoại mà quay lưng hàng nội? Vậy sự kích thích tăng trưởng kinh tế thực sự của đất nước Việt ta đào đâu ra????

Ai đã tạo ra hoàn cảnh người dân với người dân còn khó có lòng tin với nhau? thì đào đâu ra cơ sở để tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc? Ai đã gây ra cái tình trạng suy đồi đạo đức xã hội này? Ai đã đẻ ra cái cơ chế xin –cho như ban bố thời phong kiến? Để cho ngày ngày nhìn thấy bao cảnh chướng tai gai mắt mà không thể gạt bỏ ra khỏi xã hội. Công an giao thông ăn tiền mãi lộ, cán bộ quy hoạch biết quy hoạch để đầu cơ đất kiếm lời, bác sĩ bệnh viện công mắng tát nước vào bệnh nhân, bỏ mặc bệnh nhân ngắc ngoải nếu không tiền đút lót. Thầy cô giáo ăn tiền cho điểm dạy học trò hối lộ khi còn thơ ngây, dạy học sinh giỏi khâu lách luồn. Ăn gian nói dối đã trở thành tính cách của nhiều người Việt. Kiểm dịch Thú y còn ăn tiền gà chết dịch của dân. Hạ tầng cơ sở giao thông rút ruột nát bấy nhầy, bắt một con tốt đem ra xử nhảm, còn để lại hàng loạt vẫn rút ruột đều đều! Và còn nhiều nữa không bút nào tả nổi.

Cứ thế đấy! Cơ quan truyền thông chính phủ chỉ tô hồng mọi sự, lâu điểm xuyết một vài chấm đen để chứng tỏ ta đây tự do ngôn luận, chứ còn đi đến cái tận cùng của sự thật thì đố dám đưa ra, động chạm cả dây cả lò thì bảo rằng sợ mất ổn định chính trị. Mà thực tế thì nó có ổn định đâu mà mất!!!!!

Rõ chán!!!!!!!

Bấm vào đọc tiếp ...