Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Khai...búa...đầu năm!

Quanh qua quẩn lại cũng trở về cuộc sống đời thường. Bình dị nhưng chứa nhiều xúc cảm, buồn vui, cay đắng, ngọt bùi đều đủ cả, xa hơn nữa là một cảm nhận nhân sinh quan trong cái nhìn từ mỗi con người. Và xa hơn thế nữa là những mâu thuẫn nội tại trên một nền tảng văn hóa đã ngấm vào máu.
Xã hội Việt nam thực ra rất điêu toa, đàn ông bao giờ cũng được coi bậc trên của đàn bà. Và chính cái sự điêu toa của một chính thể cầm quyền coi rẻ phận đàn bà con gái mà xã hội phải gánh chịu không biết bao nhiêu thảm trạng gia đình. Định nghĩa thảm trạng đây không chỉ là những chuyện hiếp đáp đàn bà con gái bằng bạo lực, mà gồm cả những sự hiếp đáp đàn bà, đẩy thân phận đàn bà thành con sâu cái kiến cho đàn ông chà đạp.
Lúc nào cũng thế, du nhập ba cái ngày lễ tôn vinh đàn bà ấm ớ để đàn ông khua môi múa mép nhét vào đầu giống cái Việt những mỹ từ đẹp đẽ như " Chung thủy, đảm đang, nhẫn nhịn, hy sinh..." để rồi họ lợi dụng thân xác, sức lao động của đàn bà đến kiệt cùng xương tủy- cho cuộc sống của giống đực thảnh thơi an nhàn cái thân. Các bạn thuộc giới nữ có nhận ra những điều dối trá điêu toa của giới đàn ông Việt hay không vậy? Hay chỉ thấy viên chocolate ngọt đắng, hoa hồng đọng sương trước mắt?  Giới đàn ông Việt chưa bao giờ thật lòng quan tâm đến người đàn bà của mình một cách chân thành tự đáy tim họ. Chẳng qua, quà cáp cũng chỉ là món hàng trao đổi lấy con nô tỳ cúc cung tận tụy với mình, với nhà mình ( Trong đó có bố mẹ , anh em của giống đực) .
Cao lắm trong số đàn ông Việt quan tâm thực sự đến người đàn bà của mình - chỉ chiếm chừng 2%- và những kẻ đàn ông khác sẽ chỉ trích những người này " đồ sợ vợ, hoặc dại gái". Mâu thuẫn nội tại này nó nằm trong bản chất từng tế bào của mỗi thằng đàn ông khi vừa được sinh ra. Cách đối xử của cha mẹ bày rõ ra sự bất công ngay từ nhỏ, nếu sinh có cả trai lẫn gái.
Bằng một cãm nhận của riêng mình trong những lần họp mặt bạn blog, đám đàn ông con trai tới là sà vào bàn ngồi khui bia, uống cà phê chờ cho bữa ăn được dọn ra, trong đám đàn ông đó có duy nhất một người chui vào bếp phụ hợ bưng bê, lặt rau, rửa chén. Còn lại những bạn blog nữ hoàn toàn tự giác chui ngay vào bếp lo phụ chén bát, sắp đồ, và mồ hôi đã chảy ròng ròng...có chăng chỉ một nàng ngồi ịch như đàn ông và chờ phục vụ- sau đó gọi điện trách gia chủ rằng nhà gia chủ có kẻ cắp ăn cắp tiền.( Và chỉ một lần thôi, mình không bao giờ chơi với bạn nữ ấy nữa.)
Sau nhiều lần gặp mặt, một thằng bạn mình đã biến chuyển, hắn học nấu ăn và nói với mình một câu " Bây giờ tôi mới biết nấu ăn cực quá, nghĩ tới bà bao lần một mình nấu ăn cho cả đám mà tôi thấy tội bà, thương bà quá.." Một câu nói không hề văn hoa, nhưng mình rất vui vì đã có một tay đàn ông được "cải tạo" cái suy nghĩ cũ hằn nếp...Nghe câu nói đó từ thằng bạn mà mình thấy nhẹ trong lòng, mệt mỏi tan hết.
Vào bữa nhậu, có tay đàn ông vẫn sai mình lấy này lấy kia cho hắn ( nhà mình không có giúp việc), mình thực lòng thấy khó chịu, khó chịu không phải vì phải làm, mà khó chịu bởi cách nghĩ " đàn ông có quyền sai đàn bà phục vụ mình", mình thẳng tưng vào mặt " muốn gì tự phục vụ đi- coi như nhà ông, đéo gì sai cha nội!" - có cha thì ít khi được chém, có cơ hội chém gió vù vù, cướp hết diễn đàn của mười mấy mạng, cái đó là gì? Đó là sự bày tỏ "ta là đàn ông, mấy bà biết gì, chỗ đàn ông bàn chuyện nhớn". Mình chỉ cười khẩy. Nói chả phải kiêu căng ngạo mạn nhưng tri thức mình học được trong đầu chưa thua thằng đàn ông nào cả. Cộng thêm tính hay làm của mình khiến mình còn cao hơn ối thằng vài cái đầu.
Và nhiều đàn ông mình gặp luôn luôn có thái độ sai phái nữ giới phục vụ cho nhu cầu riêng của họ mà lẽ ra họ phải tự làm lấy.
Bởi thế , đọc sách, xem phim, gặp bạn bè nước ngoài nhiều, mình mới nhận ra đàn ông Việt quả cực tệ. Với họ ( Viêt) đàn ông là chủ đàn bà là đầy tớ. Còn ghé nhà bạn bè nước ngoài, thấy mình thực sự được coi là con người bình đẳng, và có chút chăm chút cho phụ nữ, mình được là phụ nữ.
Mình còn nhớ những cú Tết ở nhà chồng cũ ( Việt nam), quả là hãi hùng ác mộng, suốt ngày 18 tiếng mỗi ngày không ngơi tay chỉ làm và làm phục vụ mấy chị chồng, em chồng, bố mẹ chồng, khách khứa...Họ thật ung dung hưởng thụ vì có con ở là mình đây, có đuổi nó cũng chả bỏ việc, lại chả mất tiền trả thù lao cho mình, dại gì không lợi dụng. Chỉ có khi mình có con nhỏ mà họ hà hiếp mình quá, còn đánh mình vì mình bận cho con bú , mình mới biết vùng dậy, vác dao ra chém ngay tết, bửa bộ xa lông làm đôi, mắt hằn máu như một kẻ điên dại, ấy thế mà quay đầu lại mình cũng khốn nạn ở nơi ấy gần chục cái tết.
Thề không bao giờ lấy chồng Việt! Híc!


2 nhận xét:

  1. Đầu năm sao Pà cay nghiệt thế? Tui đồng tình với Pà toàn thể, cũng như toàn diện bài "xã hội luận" về giới trên nhưng. Ừ, đời luôn có những chữ nhưng, nhưng thế mới là đời. Đâu phải cha nào thấy vợ mình mồ hôi mồ kê mà không xót? Nhưng cũng đâu ít chị em Pà lấy đó làm niềm hạnh phúc, niềm vui sống? Đúng không? Nét rạng ngời trên khuôn mặt của quý chị em, khi thấy ông quỷ chồng của mình cùng mấy nhóc phè bụng hả hê sau khi nốc lấy nốc để những thứ được đổi bằng mồ hôi của mình, theo tôi, đã nói lên tất cả. Chưa kể, khi mấy ông quỷ chồng nổi máu ga lăng phụ giúp cho xã yêu lại làm cho Quý chị em đổ mồ hôi nhiều hơn. Kết cuối cùng, tôi cho rằng, quan trọng nhất là trong hôn nhân của mỗi gia đình có tồng tại 02 chữ TINH YÊU hay không mà thôi. Năm mới, mong nhiều điều mới tốt lành đến với Pà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi tình yêu phải có hai chiều, chứ chỉ là một chiều mãi thì sẽ lụi tàn. Đàn ông Việt hay có cái nhìn cạn nghĩ lắm, nếu thấy vợ vất vả, chồng sắn tay áo nhào dzô phụ liền thì vẻ rạng rỡ của các bà vợ tăng lên gấp trăm lần ông ạ.

      Xóa